Sub banner

Hỏi & Đáp

Câu hỏi: Phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo số lượng hóa đơn xuất sai?

Căn cứ theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau: Stt Hành vi Mức phạt Căn cứ 1 Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ Cảnh cáo điểm a khoản 1 Điều 24 2 Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế 03 - 05 triệu đồng khoản 3 Điều 24 3 Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên) 04 - 08 triệu đồng điểm a khoản 4 Điều 24 Phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo số lượng hóa đơn xuất sai? Trước tiên, cần khẳng định việc xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm là xử phạt theo hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trường hợp người nộp thuế nhiều lần lập hóa đơn không đúng thời điểm được coi là vi phạm hành chính nhiều lần và sẽ bị xử phạt theo từng hành vi vi phạm (từng lần vi phạm) tương ứng với từng hóa đơn xuất sai thời điểm. Căn cứ khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý. Để xác định tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần phải xem xét 02 yếu tố: - Thực hiện cùng 01 hành vi vi phạm nhiều lần; - Trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này (nếu đã bị xử phạt thì là tái phạm chứ không phải vi phạm hành chính nhiều lần) Đồng thời, điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định: […] Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng […] Điều này có nghĩa rằng, trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, chỉ xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần khi có quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực về áp dụng tình tiết tăng nặng đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần đó. Đối chiếu với Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, không quy định áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần trong lĩnh vực hóa đơn. Do đó, người nộp thuế nhiều lần thực hiện hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm và không thuộc trường hợp chỉ xử phạt 01 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng là vi phạm hành chính nhiều lần. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng hướng dẫn, trường hợp người nộp thuế lập hóa đơn không đúng thời điểm thì người nộp thuế bị xử phạt về từng hành vi vi phạm theo quy định tại Công văn số 2768/TCT-PC ngày 26/7/2021. Như vậy, người nộp thuế xuất hóa đơn sai thời điểm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nói cách khác, mỗi hóa đơn xuất sai thời điểm sẽ bị xử phạt vi phạm một lần, tương ứng với số lượng hóa đơn xuất sai thời điểm (chưa hết thời hiệu xử phạt) và không áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần. Hiểu đơn giản là xuất sai thời điểm bao nhiêu hóa đơn thì lấy số hóa đơn nhân với mức trung bình của khung tiền phạt (nếu không có tình tiết giảm nhẹ/tăng nặng khác). Ví dụ: Xuất sai thời điểm 06 hóa đơn nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, không có tình tiết giảm nhẹ nên sẽ xử phạt 06 lần: 4.000.000 * 6 = 24.000.000 đồng. 3. Thời hiệu xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm là bao lâu? Thời hiệu xử phạt vi phạm lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn. Cụ thể, Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau: - Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện: Thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. - Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc: Thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm. Đối chiếu với điểm d khoản 1 Điều này, hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày lập hóa đơn. Theo đó, trường hợp người nộp thuế thực hiện nhiều hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào ngày lập hóa đơn để xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. Tức là, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm là 02 năm tính từ ngày lập hóa đơn đó. Kết luận: Bản chất của việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn sai thời điểm vẫn là xử phạt hành vi. Song, do người nộp thuế thường thực hiện hành vi vi phạm này nhiều lần nên sẽ xử phạt theo từng lần vi phạm đối với từng hóa đơn dẫn đến nhiều người lầm tưởng phạt hóa đơn xuất sai thời điểm là phạt theo số lượng hóa đơn xuất sai.

Câu hỏi: Thời điểm lập Hóa đơn điện tử

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau: Stt Hoạt động Thời điểm lập hóa đơn 1 Bán hàng hóa Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa 2 Cung cấp dịch vụ - Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. - Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước/trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng) 3 Giao hàng nhiều lần/bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ Mỗi lần giao hàng/bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng 4 Cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như: ·         Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không; ·         Cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không; ·         Hoạt động cung cấp điện (trừ trường hợp bán điện của các công ty phát điện), nước; ·         Dịch vụ truyền hình; ·         Dịch vụ bưu chính chuyển phát (gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ); ·         Dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng); ·         Dịch vụ logistic; ·         Dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp 5, 6) Là thời điểm hoàn thành đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ/không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước (do các bên tự thỏa thuận) 5 Dịch vụ viễn thông (gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ Là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 02 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối 6 Cung cấp dịch vụ viễn thông (gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT/không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế Cuối mỗi ngày/định kỳ trong tháng, lập chung 01 hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn/không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế 7 Xây dựng, lắp đặt Là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa 8 Tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng: Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án/tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng: Thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền/theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa 9 Mua vé máy bay online Theo thông lệ quốc tế chậm nhất ≤05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử 10 Tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô Là thời điểm bên mua và bên bán xác định được giá bán chính thức, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa 11 Bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than được chuyển bằng đường ống dẫn khí Là thời điểm bên mua, bên bán xác định khối lượng khí giao hàng tháng nhưng chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày bên bán gửi thông báo lượng khí giao hàng tháng. 12 Cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử Cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng 13 Bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện Căn cứ thời điểm đối soát số liệu thanh toán giữa đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện theo quy định của Bộ Công Thương hoặc hợp đồng mua bán điện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn, phê duyệt nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế 14 Bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ Là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán 15 Dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý Là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh 16 Dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn Cuối ngày/cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị 17 Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền Tại thời điểm kết thúc chuyến đi 18 Cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin, nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày 19 Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng Là ngày xe lưu thông qua trạm thu phí hoặc có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí (với trường hợp có 01 hoặc nhiều phương tiện cùng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng)

Câu hỏi: Có được ghi Hóa đơn điện tử phát sinh đồng thời cả hàng hóa chịu thuế GTGT và hàng hóa không chịu thuế GTGT?

Căn cứ khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về ghi nội dung thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT trên hóa đơn điện tử như sau: Nội dung của hóa đơn ... 6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. ... b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về khai thuế GTGT với cơ sở kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ có thuế suất thuế GTGT khác nhau như sau: Thuế suất 10% ... Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh. ... Theo đó, pháp luật quy định các cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau thì phải thực hiện khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, nội dung hóa đơn điện tử cũng yêu cầu phải ghi rõ thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn và tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất. Như vậy, khi ghi hóa đơn điện tử phát sinh đồng thời cả hàng hóa chịu thuế GTGT và hàng hóa không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh có thể lập chung trên một hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo quy định và thực hiện ghi nội dung hóa đơn điện tử như sau: - Ghi tách riêng thành từng dòng theo từng mức thuế suất với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và dòng riêng với hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT. - Ghi rõ tổng số tiền thuế GTGT theo từng mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT có thuế suất khác nhau. - Phải ghi đủ các nội dung sau: + Thành tiền chưa có thuế GTGT; + Thuế suất thuế GTGT (ghi "KCT" đối với hàng hóa không chịu thuế GTGT theo Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 sửa đổi bởi khoản 17 Phụ lục ban hành kèm theo Điều 1 Quyết định 1510/QĐ-TCT năm 2022); + Tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất; + Tổng cộng tiền thuế GTGT; + Tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT. - Các nội dung: Thành tiền chưa có thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT phải được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.

Hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua trong những trường hợp sau đây: - Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên. - Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua. - Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng. - Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá. - Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán. Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác định là hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không. - Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

Câu hỏi: Công ty chúng tôi có thuê văn phòng của cá nhân, tổng giá trị thuê dưới 100 triệu/năm. Vậy trường hợp này cá nhân có cần kê khai cho thuê tài sản không, nếu chủ nhà không kê khai thì chi phí thuê nhà của công ty chúng tôi có được coi là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không?

Trả lời: Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế hướng dẫn về Hồ sơ khai thuế như sau: “1. Hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với ngân sách nhà nước do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng phương thức điện tử hoặc giấy. Người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục (nếu có) theo đúng mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục; nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ khai thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan” Căn cứ Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 3/12/2020 hướng dẫn đối tượng về đăng ký thuế: "i) Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)". Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh: Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 2 quy định đối tượng áp dụng: "1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau: a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật; … 3. Cá nhân cho thuê tài sản;". Tại Khoản 2 Điều 4 quy định về nguyên tắc tính thuế: "2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định". Tại Khoản 1 Điều 9 định nghĩa về cá nhân cho thuê tài sản: "1. Cá nhân cho thuê tài sản a) Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú;...". Căn cứ Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn: “ Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 1.   Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. 2.   Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. 3.   Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày. 4.   Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a)  Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày; b)   Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; 5.   Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế. Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.” Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: “ Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1.  Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a)  Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b)  Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c)  Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. ... 2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây: -  Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản. -  Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân. -  Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty thuê nhà làm văn phòng trong năm 2023 của cá nhân cho thuê tài sản có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản dưới 100 triệu/ năm thì cá nhân cho thuê tài sản phải thực hiện kê khai đăng ký thuế là cá nhân kinh doanh và có trách nhiệm khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định. Cá nhân cho thuê tài sản phải có bản cam kết xác nhận chỉ có duy nhất 01 tài sản và tổng doanh thu đối với hoạt động cho thuê tài sản dưới 100 triệu/ năm. Nếu cá nhân cho thuê tài sản nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn quy định sẽ bị xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tại Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Về xác định các khoản chi phí được trừ đối với hoạt động cho thuê tài sản, trường hợp có hợp đồng thuê nhà của cá nhân để làm văn phòng làm việc, nếu đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Câu hỏi: Kính gửi cục thuế gia đình e có căn nhà để không và giò cho thuê nhà trọ , chi phí thuê là 7tr/tháng vậy gia đình em định kỳ có phải khai báo gì với cơ quan thuế không và có phải nộp thuế không?

Trả lời: Căn cứ Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau: “Điều 4. Nguyên tắc tính thuế 1.      Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 2.   Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh anh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định. 3.   Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.” Căn cứ quy định trên, doanh thu phát sinh từ việc cho thuê nhà trọ của gia đình bà Thúy là 7 triệu đồng x 12 tháng = 84 triệu đồng / 1 năm, nếu không phát sinh thêm doanh thu của hộ kinh doanh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh khác bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền ...thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Đề nghị gia đình bà cử đại diện đến cơ quan thuế địa phương để thực hiện trách nhiệm về việc kê khai thuế, xác định nghĩa vụ thuế theo quy định.

Câu hỏi: CTY A có mưa bán hàng với Cty b ( giám đốc Cty A và giám đốc Cty B có mối quan hệ anh chồng - em dâu). Trong năm đó, Cty A phát sinh chi phí lãi vay ngân hàng phải trả là 6 tỷ. Vậy Công ty A có bị khống chế chi phí lãi vay được trừ theo tỷ lệ 30% quy định tại nghị định 132 của chính phủ k?

Trả lời: Tại điểm g, khoản 2, Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định: “2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau: g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”. Tại khoản 3, Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định: “3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết: a)   Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế; b)   Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.” Căn cứ các quy định trên, Công ty A và Công ty B có giao dịch liên kết. Do đó, tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty A được xác định theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ.

Câu hỏi: Công ty tôi có bán hàng hoá cho bên A, tuy nhiên hoá đơn điện tử bị xuất sai đơn giá 1 mặt hàng (trong 3 mặt hàng). Hiện tại, tôi thực hiện thao tác lập BB thu hồi hoá đơn, sau đó vào PM hoá đơn điện tử ấn xoá bỏ (đính kèm BB thu hồi); Sau đó tôi lập 1 hoá đơn mới đúng thông tin. Tôi làm như vậy có đúng không? Nếu sai bị xử phạt mức độ như thế nào?

Trả lời: Căn cứ Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử lý hóa đơn có sai sót. Trường hợp Công ty bán hàng hóa, đã lập hóa đơn điện tử và được cấp mã của cơ quan thuế, sau đó phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì: -      Trường hợp hóa đơn điện tử chưa gửi cho người mua có sai sót thì Công ty thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua có sai sót thì Công ty lựa chọn lập hóa đơn điện tử thay thế hoặc điều chỉnh cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Câu hỏi: Hóa đơn F0 sai, xuất điều chỉnh F1 nhưng F1 tiếp tục sai. Cách xử lý? Cách xuất hóa đơn điều chỉnh: Trong trường hợp người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh thì người bán thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hóa bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hóa đúng (bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế). xuất trên cùng 1 hóa đơn?

Trả lời: Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ Công ty lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (hóa đơn F0), đã gửi cho người mua, sau đó phát hiện có sai sót về số lượng hàng hóa trên hóa đơn, Công ty đã lập hóa đơn điện tử (hóa đơn F1) để điều chỉnh cho hóa đơn F0. Tuy nhiên hóa đơn F1 vẫn sai sót thì đề nghị Công ty căn cứ vào tình hình thực tế để tiếp tục lập hóa đơn điện tử điều chỉnh theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ và khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong trường hợp người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh thì người bán thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hóa bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hóa đúng (bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế). Việc điều chỉnh thông tin như trên có thể được lập trên cùng một hóa đơn.